THỨ BẨY, NGÀY 14 THÁNG 09 NĂM 2024 06:42

Nhạc kịch “Đồng dao cổ tích” giúp trẻ yêu hơn cổ tích Việt Nam

Ngày 24/9, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu cơ, Hà Nội đã diễn ra chương trình nhạc kịch “Đồng dao cổ tích”. Chương trình do Trung tâm Nghệ thuật và Đào tạo FFC cùng các đơn vị thành viên đồng tổ chức.

“Đồng dao cổ tích” là một chương trình nhạc kịch kể về hành trình của cô bé Thi Ca và cậu bé Thi Họa ở thế giới hiện đại đi lạc vào thế giới cổ tích. Và một câu chuyện thần kỳ của thế giới song song được bắt đầu, nơi đó hiện đại đan xen cổ tích, cái thiện và cái ác không có ranh giới... Tất cả hòa vào nhau thành một bản hòa ca lúc trầm, lúc bổng, khiến người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Được đầu tư bài bản, chỉn chu và vô cùng tâm huyết, vở nhạc kịch “Đồng dao cổ tích” có rất nhiều điều đặc biệt.

z4724178264848_f8491fc7d72fa6cde69ac8a543e17836

“Đồng dao cổ tích” khám phá thế giới cổ tích từ một góc nhìn mới, các nhân vật Tấm - Cám, Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh… hiện lên với hình ảnh và câu chuyện hoàn toàn mới mẻ, sáng tạo, độc đáo và mới lạ: Một cô Cám hát rất hay, một ông Bụt không còn phép màu, một Sơn Tinh, một Thủy Tinh vì hòa bình chung của nhân loại mà ngưng chiến… Họ cùng nhau kể cho khán giả các câu chuyện của mình. Họ đã thay đổi nhiều góc nhìn của người xem về cái thiện, cái ác, về những định kiến đã ăn sâu trong tiềm thức. Họ phá vỡ bức tường xưa cũ, để mở ra một chân trời mới của sự hồn nhiên nhất, chân thành nhất.

Thi Ca và Thi Họa gặp gỡ ông Bụt.

Thi Ca và Thi Họa gặp gỡ ông Bụt.

Tấm - Cám.

Tấm - Cám.

Thạch Sanh và Lý Thông.

Thạch Sanh và Lý Thông.

Thánh Gióng.

Thánh Gióng.

Vở nhạc kịch được đầu tư kỹ lưỡng từ đội ngũ dàn dựng, biểu diễn hùng hậu cho tới hiệu ứng 3D sống động, đẹp siêu thực. Nhạc cụ và các bài hát được sử dụng trong nhạc kịch… đều mang âm hưởng của dân tộc, kết hợp với yếu tố hiện đại khiến người xem vô cùng thích thú và không thể rời mắt. 

Nhạc kịch “Đồng dao cổ tích” đã góp phần lan tỏa và khẳng định nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam tới thế hệ trẻ trong và ngoài nước.

Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến.

Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến.

Đến với “Đồng dao cổ tích”, là cách để mỗi tâm hồn người Việt hòa vào dòng chảy bất tận của văn hóa, của niềm tin và tình yêu. “Đồng dao cổ tích” không chỉ là một buổi trình diễn, mà còn là cơ hội để mỗi người trong chúng ta hòa mình vào dòng chảy lớn, dòng chảy của việc gìn giữ bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân gian truyền thống của Việt Nam, thông qua những góc nhìn mới mẻ đầy nhân văn và thấu cảm của con người hiện đại. 

Sân khấu rực rỡ ánh đèn.

Sân khấu rực rỡ ánh đèn.

Chia sẻ về dự án “Đồng dao cổ tích”, bà Quyên Trần - Chủ nhiệm chương trình cho biết: Mục đích của dự án “Đồng dao cổ tích” chính là muốn phá vỡ những định kiến. Định kiến rằng nhạc kịch phải được làm nên bởi những nghệ sĩ chuyên nghiệp với rất nhiều tiêu chuẩn về mặt diễn xuất, giọng hát, đối tượng khán giả… nhưng ở “Đồng dao cổ tích”, 100% diễn viên của chúng tôi chưa từng qua khóa học diễn xuất nào trước khi nhận vai. Chúng tôi mong muốn tạo ra một sân chơi mà ở đó những diễn viên không chuyên có cơ hội để tỏa sáng theo cách mà họ có thể, bằng chính niềm tin, sự đam mê và nỗ lực không ngừng của bản thân. Nguồn năng lượng tích cực của những bạn trẻ khao khát được hòa mình vào dòng chảy này đã làm nên động lực để cùng nhau luyện tập, với niềm hân hoan rạng ngời và cũng không ít nước mắt. Hôm nay, tất cả đều một lòng muốn truyền đi năng lượng của lòng bao dung, bởi dẫu ở bất kỳ không gian và thời gian nào, lòng bao dung vẫn là sự thúc đẩy và tạo ra cơ hội, để dòng chảy từ trong cội nguồn vẫn mạnh mẽ chạm tới tâm hồn mỗi người, bây giờ và mãi mãi. “Đồng dao cổ tích” là một dự án đầy thách thức và sẽ được đầu tư phát triển trong nhiều năm, chúng tôi muốn cùng nhau phá vỡ định kiến rằng giới trẻ Việt đang thờ ơ với âm nhạc cổ truyền...”.

Hai chị em Thi Họa và Thi Ca trong thế giới cổ tích.

Hai chị em Thi Họa và Thi Ca trong thế giới cổ tích.

Bà Quyên Trần cũng nhấn mạnh, “trong hành trình nhiều năm tới đây, mong nhận được nhiều sự đồng hành hơn nữa, để chúng tôi có cơ hội mang vở diễn đi tới mọi miền Tổ quốc, để có thể ca vang khúc đồng dao của từng địa phương với chính người dân bản địa, để cùng nối thêm vòng tay và những cuộc trùng phùng bởi mạch nguồn văn hóa Việt chảy trong mỗi người".

Ê-kip sản xuất chương trình chào khán giả.

Ê-kip sản xuất chương trình chào khán giả.

Thanh Huyền

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh