CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:21

Nắm rõ dấu hiệu này để không mua nhầm gà thải loại độc hại

 

Gà thải loại bán trên thị trường đa phần là gà không có đầu, không có chân

 

Trên thị trường hiện nay, gà đẻ thải loại có cả của Việt Nam và nhập khẩu. Chúng được bán dưới dạng mổ sẵn và đã chế biến chín. Vậy, loại gà này có những dấu hiệu nào dễ nhận biết?

Theo anh Nguyễn Xuân Hòa, một đầu mối chuyên bán gà ri đặc sản (gà ta thả vườn) ở Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội), khi đi mua thịt gà ngoài chợ, nếu không muốn mua nhầm sang thịt gà thải loại thì có thể để ý đến vài chi tiết nhận biết bằng mắt thường.

Cụ thể, với gà mổ sẵn và gà đã được chế biến nguyên con như quay luộc, nếu là gà đẻ thải loại sẽ có phần mỏ ngắn, đặc biệt phần mỏ trên còn ngắn hơn phần mỏ dưới. Bởi, trong quá trình nuôi đẻ, gà rất hay dùng mỏ mổ nhau, thậm chí mổ nhau cho đến chết nên người nuôi thường cắt ngắn bớt phần mỏ trên so với mỏ dưới để tránh chúng mổ lẫn nhau.

Riêng với loại gà dai Hàn Quốc, đặc điểm dễ nhận biết nhất chính là gà không có đầu và không có chân. Da gà thường trắng vì chúng ăn cám công nghiệp chứ không vàng ươm như gà ta thả vườn ăn ngô, lúa.

Khi nấu chín, gà thải loại ăn rất dai vì từ gà nuôi từ lúc bóc trứng tới lúc phá đàn lên tới 18-20 tháng. Trong khi đó, gà ta thả vườn thịt có độ dai vừa phải vì chỉ có thời gian nuôi từ 4-6 tháng.

Da của gà thải loại dày, xương rất giòn. Đưa miếng thịt gà lên mũi ngửi sẽ thấy mùi hơi hôi, không được thơm như thịt gà ta thả vườn. Đặc biệt, với gà thải nhập khẩu do để cấp đông lâu ngày nên khi nấu chín phần thịt trắng bên trong ăn sẽ có cảm giác hơi bở thịt chứ không dai như phần thịt đùi. Thịt của gà thải loại cũng không thơm và ngọt như thịt gà ta.

Theo các chuyên gia trong ngành, gà thải loại hay còn gọi là gà đẻ thải loại, tức là loại gà sau khi đã hết chu kỳ khai thác lấy trứng. Chúng được các chủ trang trại bán đi để thay bằng lứa gà mới. Thịt gà thải loại thường được bán cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi để băm nhỏ, trộn với nhiều hợp chất khác, sau đó xuất sang các nước châu Âu làm thức ăn chăn nuôi, chủ yếu là cho chó, mèo.

Đáng chú ý, loại gà này có hàm lượng dinh dưỡng thấp, đa phần là chất xơ, thậm chí có thể tồn dư một số chất độc hại. Bởi, trong quá trình nuôi lấy trứng, gà được tiêm đủ loại khác sinh, chất tăng trưởng,... Do đó, các nước thường dùng thịt gà thải loại làm thức ăn cho gia súc, chó mèo chứ không làm thực phẩm cho người.

Tại Việt Nam, cuối năm 2012, Chi cục Thú y Hà Nội đã lấy 5 mẫu gà loại thải nhập lậu đang bày bán trên thị trường phân tích tìm dư lượng kháng sinh, đã phát hiện 100% số mẫu tồn dư chất Sulfadiazin. Theo đơn vị này, tồn dư Sulfadiazin ở mức cao sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài ra, Chi cục Thú y Hà Nội cũng xét nghiệm 480 mẫu lấy từ gà thải loại nhập lậu đang bày bán tại chợ gia cầm Hà Vĩ, kết quả phát hiện 44 mẫu dương tính với vi rút cúm gia cầm. Đây là mầm bệnh gây nguy cơ làm tái phát dịch cúm trên gia cầm và có thể lây sang người tiêu dùng.

Thực tế, các loại gà thải loại từ các nước ồ ạt về Việt Nam. Cao điểm năm 2012-2014, gà trọc đầu Trung Quốc (gà đẻ thải loại) nhập lậu về Việt Nam với số lượng 70-100 ngàn tấn/năm. Sau đó, gà dai Hàn Quốc lại tiếp tục đổ bộ, phủ sóng khắp các siêu thị, chợ ở Việt Nam với giá siêu rẻ.

Thế nhưng, thay bằng dưới tên “gà dai Hàn Quốc” hay “gà đẻ thải loại” như một số siêu thị vẫn làm thì tại chợ dân sinh hay “chợ mạng”, gà thải loại thường được bán dưới mác “gà ta thả vườn” hay “đặc sản gà mía”,... để lừa người tiêu dùng.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh