CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:07

Luận bàn về tầm quan trọng của giáo dục đối với quá trình phát triển kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản xuất xã hội, đồng thời là xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người. Trong thế kỷ XVIII, đã diễn ra quá trình chuyển đổi kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Thực chất đây là quá trình chuyển từ nền kinh tế dựa chủ yếu vào lao động và đất đai sang nền kinh tế dựa vào máy móc và tài nguyên. Trong thế kỷ XXI, con người đang chuyển từ nền kinh tế dựa vào tài nguyên, máy móc sang kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức và phát triển một nền kinh tế tri thức toàn diện. Nói về quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức trong thời đại ngày nay, GS.TS Phùng Xuân Nhạ (Bộ trưởng Bộ GD & ĐT) đã phát biểu: “Thế giới này nay đang tiến sâu vào kỷ nguyên toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức”.

Có nhiều định nghĩa về kinh tế tri thức nhưng theo tôi có hai định nghĩa rõ ràng và chính xác nhất đó là: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra định nghĩa về kinh tế tri thức như sau: Kinh tế tri thức là những nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin. Theo quan điểm này thì đầu tư vào nghiên cứu và phát triển giáo dục và các cơ cấu công tác quản lý mới là quan trọng. Vì vậy, Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 2000 đã điều chỉnh lại như sau: kinh tế tri thức (knowledge based economy) là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế.

Bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng trong số các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, tăng trưởng kinh tế bền vững nhất đều thuộc về các nền kinh tế có sự phát mạnh mẽ ở cả bốn yếu tố sau:

Một là, môi trường kinh doanh (các chính sách kinh tế, pháp lý của chính phủ). Chính phủ phải hỗ trợ các doanh nghiệp, phải cải tiến liên tục. Đây là nền tảng của sự phát triển. Hai là, phát triển nguồn nhân lực là phổ biến. Giáo dục là một tiêu chuẩn quan trọng và liên tục trong suốt cuộc đời làm việc của một người. Ba là, đổi mới và thay đổi công nghệ là phổ biến và được hỗ trợ bởi một hệ thống đổi mới quốc gia. Bốn là, cơ sở hạ tầng hoạt động hiệu quả, đặc biệt là trong công nghệ thông tin và truyền thông.

Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB), một quốc gia muốn chuyển sang nền kinh tế tri thức thì cần phải hình thành bốn trụ cột chính sau đây: Chỉ số về giáo dục; Chỉ số về phát minh, sáng chế; Chỉ số về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; Chỉ số về hệ thống thể chế các chính sách kinh tế.

Nền kinh tế lấy tri thức làm động lực phát triển, mà tri thức được hình thành trong vốn con người thông qua giáo dục. Giáo dục được đánh giá qua các tiêu chí về lượng như tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ nhập học các cấp, tỷ lệ sinh viên trong dân số, ... Nếu xét về chất thì giáo dục chính là số học sinh sinh viên/ giáo viên trình độ của giáo viên, chi tiêu công cho giáo dục, cơ sở vật chất, thành tích học tập,...

Nhiều nghiên cứu đã đồng ý rằng giáo dục có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế tri thức, tăng trưởng và phát triển kinh tế, gia tăng năng suất. Do giáo dục tạo ra vốn con người nên nó là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế tri thức. Lý thuyết về vốn con người ra đời vào đầu thập niên 60 của thế kỷ XX đã chỉ ra rằng vốn con người là một trong những nhân tố chính tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng chất lượng lao động và tăng năng suất lao động.

Giáo dục có tác động đến tốc độ bắt kịp và lan truyền của công nghệ. Nó tạo ra khả năng cho một quốc gia tiếp nhận, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những tri thức của xã hội, từ đó tác động đến khả năng sáng tạo của quốc gia đó. Giáo dục được xem là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế và năng suất nhân tố tổng hợp thông qua đóng góp của nó vào việc thực hiện và đổi mới công nghệ. Giáo dục là thành phần rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế tri thức. Muốn có kinh tế tri thức trước hết phải có xã hội tri thức, tập trung cho giáo dục, cho nghiên cứu và coi trọng trí thức. Vì vậy, chúng ta cần tập trung nhiều hơn cho đầu tư tạo ra tài sản vô hình mà trước hết là ưu tiên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ. Có thể khẳng định rằng, con đường chủ đạo nhất để con người có được tri thức là thông qua giáo dục. Đây cũng chính là tầm quan trọng của giáo dục trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay.                                                        

Th.S LÊ HOÀNG TRỌNG/ĐH Bình Dương

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh