THỨ BẨY, NGÀY 14 THÁNG 09 NĂM 2024 02:22

Liên ngành nỗ lực bảo vệ quyền trẻ em

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em chủ trì cuộc họp tổng kết công tác năm 2022 và triển khai công tác năm 2023. Ảnh Đình Nam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em chủ trì cuộc họp tổng kết công tác năm 2022 và triển khai công tác năm 2023. Ảnh Đình Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và nhiều tổ chức xã hội khác đã tích cực thực hiện trách nhiệm đối với trẻ em, có nhiều sáng kiến, mô hình hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Cách tiếp cận bảo đảm quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề trẻ em của các bộ, ngành, tổ chức đã thể hiện sự phối hợp liên ngành một cách đồng bộ, có hệ thống hơn trên quan điểm dành ưu tiên cho trẻ em; kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước với vận động xã hội, thiết lập và mở rộng mạng lưới xã hội chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em; giữa nguồn ngân sách trong nước với nguồn hỗ trợ quốc tế cả về tài chính và kỹ thuật.

Nhiều giải pháp, mô hình thực hiện quyền trẻ em hiệu quả

Các bộ, ngành, tổ chức thành viên Ủy ban Quốc gia đã chủ động tham mưu, phối hợp rà soát trong hoàn thiện thể chế, chính sách bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Nhiều giải pháp, mô hình thực hiện quyền trẻ em được triển khai có kết quả tại địa phương, cơ sở. Các giải pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19 tới trẻ em được triển khai kịp thời, bảo đảm dạy và học an toàn trong mùa dịch, chăm sóc trẻ em mồ côi, đặc biệt tổ chức thành công chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em với chỉ tiêu tiêm mũi 2 đạt gần 95%.

Nhiều quy chế, kế hoạch phối hợp liên ngành được ký kết và triển khai giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trẻ em, việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em tiếp tục được tổ chức theo nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Hoạt động kiểm tra liên ngành thực hiện pháp luật về quyền trẻ em được quan tâm chỉ đạo, thực hiện.

Hệ thống cơ sở dữ liệu về trẻ em tiếp tục được các bộ, ngành, tổ chức củng cố, kiện toàn, đặc biệt triển khai hiệu quả việc kết nối liên thông cơ sở dữ liệu trẻ em với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ðến nay, đã bổ sung mã định danh cho gần 13 triệu bản ghi trên tổng số 22 triệu bản ghi được quản lý trong cơ sở dữ liệu trẻ em. Hội nhập, hợp tác quốc tế sâu rộng hơn trong bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề trẻ em.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp; cùng với đó, tỉ lệ tai nạn thương tích, nhất là đuối nước còn rất cao. Việc chủ động phòng ngừa xâm hại trẻ em chuyển biến còn chậm. Công tác tổ chức phiên tòa xét xử các vụ án xâm hại trẻ em còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh còn chưa chủ động, kịp thời. Tỉ suất tử vong trẻ em, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực miền núi vẫn còn cao. Những tác động của đại dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý, tâm thần của trẻ em. Việc triển khai, nhân rộng mô hình, giải pháp, quy trình thực hiện quyền trẻ em còn chậm. Hoạt động của bộ máy, đầu mối bảo vệ trẻ em ở địa phương còn bất cập.

Trẻ em được bảo vệ, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần. Ảnh GNI

Trẻ em được bảo vệ, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần. Ảnh GNI

Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em

Phó Thủ tướng yêu cầu, trong thời gian tới cần tập trung tổng kết Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 5/12/2012 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

Ðẩy mạnh truyền thông thực hiện quyền trẻ em, chú trọng truyền thông mạng xã hội, truyền thông trực tiếp đến gia đình, cộng đồng dân cư, trường, lớp học, đặc biệt ở vùng khó khăn, dân tộc thiểu số, miền núi. Quan tâm giáo dục kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ; thúc đẩy vai trò, trách nhiệm của cha mẹ, gia đình chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Ưu tiên phòng chống tai nạn đuối nước, giảm nhanh trẻ em tử vong do đuối nước. Rà soát và đề xuất chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó chú trọng chính sách giáo dục mầm non cho khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng khó khăn.

Triển khai hiệu quả Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021 -2030 và tầm nhìn 2045, trong đó tập trung thực hiện chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Quan tâm vấn đề suy dinh dưỡng nặng cấp tính, đặc biệt ở trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi, vùng nghèo.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách, giải pháp về hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, khắc phục những tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ em, chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội cho trẻ em; về phát triển toàn diện thể chất và tinh thần cho trẻ em; về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Thực hiện hiệu quả hơn công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, đặc biệt phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong môi trường gia đình, cơ sở giáo dục. Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ người làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, đặc biệt là cấp xã và mạng lưới cán bộ làm công tác xã hội ở cơ sở. Bố trí kinh phí cho công tác bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu thực tế.

Nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu trẻ em trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu với Ðề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030.

Châu Anh Hưng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
UNICEF đánh giá cao về hướng dẫn ưu tiên chăm sóc trẻ em mồ côi do Covid-19 của Việt Nam

UNICEF đánh giá cao về hướng dẫn ưu tiên chăm sóc trẻ em mồ côi do Covid-19 của Việt Nam

Ngày 26-9, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam đã ra thông cáo báo chí cho biết bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam bày tỏ sự đánh giá cao trước việc mới...
2 năm trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh