THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:58

Đa số thí sinh không chọn môn thi lịch sử

 

Theo quan sát của phóng viên, các cụm thi sáng nay rất thưa thớt bóng thí sinh. Tại điểm thi Đại học Bách khoa Hà Nội, rất ít người nhà ngồi bên ngoài chờ con em, khác hẳn với những ngày thi đầu tiên. Sinh viên tình nguyện cũng nhàn rỗi hơn so với những ngày thi trước.

 

Rất ít thí sinh chọn môn thi lịch sử. Ảnh: Cù Hòa. 

Đề sử nghiêng về kiến thức xã hội

Kết thúc môn Lịch sử sau hơn 2 tiếng làm bài, thí sinh Lưu Thùy Linh (trường THPT Việt Đức – Hà Nội) vui vẻ cho biết, em và các thí sinh khác rất thoải mái làm bài. Đề Lịch sử không quá nặng nề về kiến thức học thuộc lòng và các sự kiện hay số liệu mà nghiêng về vận dụng kiến thức đã học và nếu có thêm thông tin từ sách báo thì điểm chắc chắn sẽ cao.

Thí sinh Lê Hoàng Hải (Xuân Trường, Nam Định) chia sẻ, đề thi có nói đến hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và công lao của Người; dựa vào những mốc lịch sử để nêu những thắng lợi của nhân dân ta. Đặc biệt câu cuối thí sinh phải trình một nhân tố để phát huy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày ngày.

“Theo em nghĩ đó là nhân tố đoàn kết sức mạnh của toàn dân tộc và thế hệ trẻ cần xây dựng và giữ gìn, phát huy mối đoàn kết đó” – Lê Hoàng Hải nói.

Theo các thí sinh, so với đề Lịch sử mọi năm, đề thi năm nay khá hay, ít kiến thức phải học thuộc lòng hơn. Học sinh trung bình cũng có thể đạt điểm 5 – 6, hoặc ít nhất cũng tránh điểm liệt; còn nếu đạt điểm 8 trở lên đòi hỏi phải đào sâu suy nghĩ, biết cách vận dụng kiến thức và cần có cả kiến thức xã hội nữa.

Tại Nghệ an: 66 cán bộ phục vụ 1 thí sinh thi môn Sử

Tại cụm thi số 25 do Trường Đại học Vinh và Sở GD&ĐT Nghệ An chủ trì. Đáng chú ý, tại cụm thi địa phương do Sở GD&ĐT Nghệ An chỉ có 117 thí sinh đăng ký dự thi môn sử.

 

Tại điểm thi THPT Yên Thành II, chỉ 1 thí sinh thi Sử 

 

Theo đó, có hội đồng thi không có thí sinh nào thi môn sử hoặc chỉ có từ 1 đến 2 thí sinh dự thi môn thi này.

Cụ thể, tại điểm thi THPT Yên Thành II chỉ có 1 thí sinh thi môn sử đó là em Phạm Xuân Hải (19 tuổi, trú tại xóm 3, xã Đại Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An).

Ông Võ Thanh Hoa, Trưởng điểm thi Trường THPT Yên Thành 2, cho biết lúc 6 giờ 30 phút sáng nay, thí sinh này đã có mặt tại phòng thi. Mặc dù chỉ có một thí sinh đăng ký dự thi nhưng hội đồng coi thi gồm 48 cán bộ coi thi, 6 cán bộ phục vụ thi và 12 cán bộ bảo vệ được bố trí chu đáo coi thi để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. 

“Hầu hết các em đã quyết định chọn môn sử thì đều rất tự tin để làm bài thi, riêng em Hải cũng vậy, trước giờ thi chúng tôi thấy em rất bình tĩnh và luôn nở nụ cười trên môi”, ông Hoa nói. 

“Em đã sẵn sàng và cảm thấy rất tự tin vì đây chính là môn sở trường của em. Trước khi lựa chọn môn Sử để thi em đã lường trước được sẽ có rất ít thí sinh đăng ký dự thi môn này. Dù chỉ một mình em thi môn Sử ở điểm thi này, nhưng em cảm thấy rất thoải mái trước giờ làm bài”, em Phạm Xuân Hải chia sẻ.

Tại TP. Cần Thơ, sử là môn ít thí sinh chọn nhất với số lượng 477 học sinh. Trong 9 điểm thi ở 9 quận huyện do Sở GD&ĐT TP Cần Thơ tổ chức thì Trường THPT Hà Huy Giáp ở huyện Cờ Đỏ là điểm thi có ít thí sinh nhất với số lượng thi chỉ có 4 em; còn điểm có nhiều thí sinh nhất là điểm thi Trường THPT Thới Lai ở huyện Thới Lai với số lượng 98 em.

Ông Nguyễn Minh Trí, Ttrưởng phòng đào tạo Trường ĐH Cần Thơ cho biết, trong 28 điểm thi thì có đến 14 điểm thi không có thí sinh nào thi môn Sử nên phải “đóng cửa”.Theo ghi nhận của phóng viên, sáng ngày 4/7 thì 14 điểm thi này hoàn toàn im lìm, không có công an, giám thị, phụ huynh, thí sinh nào cả...

Theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 được xây dựng trên cơ sở đáp ứng mục đích tổ chức thi để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Đề thi đặt ra yêu cầu ở 2 mức độ cơ bản và nâng cao, tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014.

Trong đó, tỷ lệ điểm dành cho mức độ cơ bản chiếm khoảng 60% tổng số điểm và cho mức độ nâng cao chiếm khoảng 40% tổng số điểm để đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh.
Bộ GD&ĐT cho biết, kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 được xây dựng trên cơ sở đáp ứng mục đích tổ chức thi để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Đề thi đặt ra yêu cầu ở 2 mức độ cơ bản và nâng cao, tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014.

Trong đó, tỷ lệ điểm dành cho mức độ cơ bản chiếm khoảng 60% tổng số điểm và cho mức độ nâng cao chiếm khoảng 40% tổng số điểm để đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh.

Trong ba ngày thi vừa qua, lượng thí sinh bị đình chỉ thi do sử dụng tài liệu khá nhiều, nhất là đối với môn văn. Nếu bị đình chỉ thi một môn, thí sinh sẽ không được sử dụng kết quả các môn thi đã dự thi để xét tốt nghiệp THPT hay ĐH, CĐ.

Dự kiến chiều 4/7, sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT sẽ công bố đáp án của 8 môn thi.

Cù Hòa (t/h)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh