Khởi động chương trình “Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Quảng Trị”
- Xe máy
- 13:36 - 24/09/2022
- Chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái các vùng dân tộc thiểu số
- Tăng cường năng lực bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi bạo lực tình dục của lực lượng cảnh sát gìn giữ hòa bình
- Nhiều hành khách và trẻ em gái cần được bảo vệ nơi công cộng
- Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số
Chương trình “Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Quảng Trị” được sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác và Phát triển Bỉ DGD (thuộc Bộ Ngoại giao, Hợp tác quốc vế và Ngoại thương Bỉ), Tổ chức Plan International Bỉ, Tổ chức Plan International Việt Nam thực hiện trong 5 năm từ 9/2022 – 12/2026. Tại Quảng Trị, chương trình được triển khai tại 05 xã đặc biệt khó khăn huyện Hướng Hoá, hướng tới mục tiêu nâng cao vị thế kinh tế và xã hội cho các em gái vị thành niên và thanh niên để các em được học tập và phát triển trong môi trường an toàn và không bạo lực. Chương trình cũng hỗ trợ cho các em gái dân tộc thiểu số tiếp cận giáo dục, việc làm, khởi nghiệp và các cơ hội phát triển kinh tế khác.
Ông Hoàng Nam, trưởng Ban chỉ đạo Plan tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã cho biết, mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng tình trạng bất BĐG, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn còn xảy ra, nhất là ở vùng đồng bào DTTS. Do vậy, việc triển khai Chương trình BĐG, nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái DTTS tại tỉnh là phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển của tỉnh và huyện Hướng Hóa trong giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo. Ông cũng yêu cầu sự phối hợp và hỗ trợ các bên để đạt dược các mục tiêu của chương trình: “Tôi yêu cầu các sở, ngành, địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Hội LHPN tỉnh triển khai các hoạt động của chương trình. Về phía tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ Hội LHPN tỉnh và Tổ chức Plan tại Quảng Trị trong suốt quá trình triển khai chương trình”.
Theo bà Phan Thu Hiền, Quản lý chương trình đào tạo nghề và hướng nghiệp của Tổ chức Plan Việt Nam, đây là giai đoạn thứ 2 Plan International Việt Nam, thông qua Plan International Bỉ nhận được tài trợ từ chương trình DGD của Bộ Ngoại giao, Hợp tác quốc tế và Ngoại thương Bỉ cho các chương trình liên quan đến thúc đẩy sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Tiếp nối thành công của giai đoạn trước, với chỉ đạo của Ban chỉ đạo chương trình Plan tỉnh Quảng Trị, sự hợp tác của Hội LHPN tỉnh Quảng Trị và sự phối hợp của các ban ngành cấp tỉnh, huyện Hướng Hóa và 5 xã dự án, Plan Internatioanl Việt Nam tin tưởng rằng chương trình DGD giai đoạn 2022 - 2026 sẽ đạt được những kết quả đề ra, góp phần vào mục tiêu chiến lược của Plan nhằm đảm bảo 2 triệu trẻ em gái trên đất nước Việt Nam được học tập, lãnh đạo, quyết định và phát triển toàn diện”.
Chia sẻ tổng quan về Chương trình DGD, Bà Deborah Varisano, đại diện Tổ chức Plan International Bỉ cho biết, đây là chương trình phát triển tổng hợp được Cơ quan Hợp tác và Phát triển Bỉ (DGD), Bộ Ngoại giao, Hợp tác quốc tế và Ngoại thương Bỉ, thông qua Tổ chức Plan International Bỉ hỗ trợ triển khai tại 8 nước trên thế giới, bao gồm 4 nước châu Phi (Benin, Niger, Tanzania, Senegal), 2 nước Nam Mỹ (Bolivia và Ecuador), cùng với hai nước Việt Nam và Bỉ. Chương trình tập trung vào nhóm đối tượng là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10-24, để giải quyết các vấn đề liên quan đến Bạo lực trên Cơ sở Giới; Tảo hôn; Mang thai tuổi vị thành niên; Bỏ học; thúc đẩy Em gái lãnh đạo và các cơ hội phát triển kinh tế và sinh kế. Tại Việt Nam, chương trình được triển khai tại 5 xã thuộc huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị và 5 xã thuộc huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum, tập trung vào mảng phòng ngừa bạo lực giới trong nhà trường, tại cộng đồng và ở nơi làm việc; giúp các em được học tập và phát triển trong môi trường an toàn, được trao quyền để có thể tự đưa ra các lựa chọn tích cực và có khả năng theo đuổi các cơ hội việc làm và khởi nghiệp theo mong muốn. Bên cạnh các hoạt động trực tiếp tại cộng đồng, chương trình cũng thực hiện các hoạt động truyền thông và vận động chính sách về các vấn đề bạo lực giới đối với trẻ em gái.