CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:45

Khen thưởng cuối năm: Ai tin con mình giỏi thật?

 

Năm học 2015-2016 đã chính thức khép lại. Nhưng dư âm về kết quả cuối năm đến giờ chưa thể tắt. Các cô giáo thì vẫn râm ran trao đổi về cách ghi khen thưởng. Còn phụ huynh và học sinh thì “tần ngần” trước những lời khen lần đầu tiên bắt gặp và lúng túng không biết còn mình có thực sự giỏi không.

Hai năm qua, ngành giáo dục không thực hiện chấm điểm với học sinh tiểu học. Các con được thầy cô nhận xét từng mặt và toàn diện. Quá trình học tập cả năm của các con được đánh giá bằng điểm thi học kỳ 2. Và cũng hai năm qua, Hà Nội và nhiều địa phương cấm các trường tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 6 dưới mọi hình thức và chỉ được xét tuyển. Xung quanh câu chuyện xét tuyển đầu cấp có quá nhiều vấn đề mà ngành giáo dục cần nghiêm túc nhìn nhận để chấn chỉnh.

 

Trên 90% học sinh có lực học giỏi (toàn điểm 9-10). Trước một rừng học sinh giỏi, các trường THCS không biết chọn lựa em nào vào trường nên đành phải có thêm các tiêu chí phụ, là các giải thưởng trong các kỳ thi về trí tuệ, thể thao, năng khiếu…

Đến thời điểm này, nhiều trường THCS ở Hà Nội đã nhận hồ sơ xét tuyển. Nhìn chung, các trường top trên như Nguyễn Tất Thành, Lương Thế Vinh, Đoàn Thị Điểm… các cháu có hồ sơ 100 điểm (điểm tổng kết 5 năm học của 2 môn Toán – Tiếng Việt) nhiều vô kể. Chính vì thế, các trường thường đưa ra tiêu chí phụ là các cuộc thi, giải thưởng để được ưu tiên.

Tưởng rằng, những tiêu chí phụ kia sẽ giúp các trường dễ dàng hơn trong việc tuyển sinh nhưng lại đang làm khó chính các trường và tạo nên một cuộc đua hỗn loạn trong “thế giới phụ huynh và học sinh”. Đến giờ phút này, cuộc đua điểm số và giải thưởng đã ngừng nhưng nhìn lại, ai dám khẳng định “100% các cháu đạt 100 điểm trong 5 năm học” đều là học sinh giỏi thực thụ. Và 100% số các cháu có thêm “bùa hộ mệnh” là các chứng chỉ, chứng nhận, giấy khen… trong các cuộc thi là có tài năng thực sự? Bởi thực tế, nhiều loại giải thưởng là do các phụ huynh...bỏ tiền ra mua!

Và với thực tế này thì có bao nhiêu phụ huynh tin con mình giỏi thật sự? Chắc là ít lắm. Bởi nhìn vào cách học, cách thi, cách đánh giá học sinh hiện nay, chẳng ai tin con mình đang là học sinh giỏi.

Việc đánh giá học sinh giỏi không đúng thực tế năng lực của các em sẽ để lại những hệ lụy rất nguy hiểm đối với chính các em. Các em sẽ chủ quan, không xác định rõ sức học của mình đang ở đâu. Các đánh giá học sinh như hiện nay của người lớn vô tình tạo sự không có sự công bằng với các cháu. Ngành giáo dục cần gì phải đổi mới, phải cải tiến nữa khi mà hầu hết học sinh đều ưu tú, vượt trội như hiện nay?

Trở lại với câu chuyện tuyển sinh đầu cấp đang “nóng” ở hầu khắp các địa phương. Khâu tuyển sinh đang là màn trình diễn những trò dối trá của rất nhiều người lớn. Thành tích của các con hôm nay, có bao nhiêu là năng lực, năng khiếu thật và còn bao nhiêu là sự chạy chọt, tiền nong của cha mẹ và sự không công bằng trong đánh giá năng lực học sinh của các thầy cô?

Ngành giáo dục tưởng rằng cấm thi tuyển sinh sẽ giảm áp lực thi cử. Mục tiêu đặt ra là vậy nhưng thực tế lại không như vậy. Các con thay vì phải tập trung vào một kỳ thi thì nay, quanh năm nhấp nhổm theo cha mẹ thi các loại môn từ thể chất đến trí tuệ. Tưởng rằng các em sẽ được “giảm tải” ở trường nhưng thực tế lại quá tải vì các môn ngoại khóa để giành “thành tích phụ”.

Học trò có kết quả tốt nhưng thực chất lại không tốt. Vậy ai là người phải lãnh hậu quả? Trước tiên là chính các em. Các em sẽ luôn phải chạy theo thứ thành tích ảo, mang trên mình một gánh nặng quá sức. Thứ hai là các trường tiếp nhận các em. Được đón các em học sinh có tài năng toàn diện, thầy cô nào mà chẳng phấn khởi, nhưng thực tế đã có không ít thầy cô phải lắc đầu ngao ngán khi học sinh giỏi toàn diện nhưng sức học lại không vượt quá mức trung bình. Đã có thầy cô ở một trường top trên chia sẻ, sau khi “đánh bại” gần nghìn thí sinh để vào được trường thì học kỳ đầu tiên một số em đã phải lặng lẽ rút khỏi trường vì không theo kịp các bạn.

Các em trở thành nạn nhân của chính cha mẹ và cách giáo dục hiện nay. Nhiều bậc cha mẹ đã “giải phóng” cho con em mình bởi sự ràng buộc về điểm số, thành tích, nhưng khi đến trường các em không thể đứng ngoài vòng quay của trường, của lớp. Các em dù không muốn, vẫn phải làm các bài kiểm tra mẫu, chép nguyên văn các bài thi thử... để cuối năm lớp có thành tích tốt, giúp cô giáo hoàn thành nhiệm vụ; đóng góp vào thành tích chung của trường, của quận...

Cuối năm học, các con ra về, mặt hớn hở, trên tay cầm tờ giấy khen. Nhưng trên gương mặt nhiều bậc phụ huynh lại hiện rõ những nỗi lo có thật. Lo rằng kiến thức của con không có, thành quả của con không phải thật sự. Và phụ huynh của trên 90% học sinh giỏi hôm nay, có được bao người tự hào nói rằng con tôi giỏi thật đấy!.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh