THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 12:19

Học để làm việc hay để thất nghiệp?

 

Mới đây, trong buổi hội thảo “Học để làm được việc – Khởi nghiệp cùng IT” - một chương trình do hệ thống đào tạo công nghệ thông tin (CNTT) Quốc tế Bachkhoa-Aptech tổ chức đã cung cấp, bổ sung kiến thức và kỹ năng mềm cho hàng ngàn sinh viên.

 

 

Theo BTC, chương trình này cũng chào đón những người có đam mê theo đuổi ngành công nghệ thông tin và sinh viên các trường đại học khác đến tham dự. Bằng cách nói gần gũi, dễ hiểu, Diễn giả, tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã giúp sinh viên nhận thức và định hướng được tầm quan trọng của phương pháp học.

Trước hết, ông nêu ra thực trạng đáng lo ngại ở nước ta hiện nay khi tính đến năm 2015, 225.000 cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp. Thất nghiệp vốn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, những con số trên khiến nhiều người cho rằng, nước ta đang thiếu cử nhân. Trên thực tế, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương cho rằng, chúng ta đang thiếu trầm trọng lao động tri thức cao. Nguyên nhân thất nghiệp nằm ở chỗ, nhiều sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động dù đã cầm trong tay tấm bằng đại học. Với lối nói gần gũi, dễ hiểu quen thuộc, tiến sĩ đưa ra 3 vấn đề then chốt mà mỗi người cần nhận thức được trước khi tốt nghiệp.

Theo ông Dương, nước ta đang trong nền kinh tế phẳng với hàng loạt hiệp định tự do thương mại. Hội nhập mang lại cả cơ hội lẫn thách thức. Nếu người học không tự vượt qua các rào cản, họ sẽ không thể tìm đến thành công. Tiến sĩ Dương nhắn nhủ các sinh viên tham dự hội thảo: “Hãy vứt khái niệm địa phương, yếu tố vùng miền đi để trở thành công dân toàn cầu”.

 

 

Tiến sĩ Dương cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế tri thức và nhận định, nền kinh tế này đòi hỏi người lao động phải liên tục tạo ra sự khác biệt trong cách áp dụng tri thức. Bấy lâu nay, sinh viên Việt Nam vẫn còn tồn tại thói quen dở là bê nguyên kiến thức sách vở vào áp dụng trong cuộc sống. Trong khí chính sự sáng tạo, đột phá mới là bí quyết để thành công.

Sau khi phân tích các yếu tố cơ bản của tình hình thị trường lao động hiện nay, Tiến sĩ Dương khuyên sinh viên phải thay đổi thái độ làm việc, đồng thời nâng cao kỹ năng tương tác bởi đây là hai yếu tố chiếm đến 80% trong khi năng lực chỉ chiếm khoảng 20% trong quá trình xây dựng sự nghiệp. Ông Dương khẳng định, muốn học để làm được việc, sinh viên cần không ngừng học hỏi từ giảng viên, từ chính mình, bạn bè xung quanh và thần tượng. Tiến sĩ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học từ Internet.

Trên thực tế, Internet ngày càng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người. Biết khai thác tối đa ưu thế do nó mang lại sẽ giúp sinh viên dễ tránh nguy cơ thất nghiệp sau khi tốt nghiệp. Đây cũng là cách học chủ động, mang lại hiệu quả cao nếu biết học đúng cách. Tuy nhiên, dù theo cách học nào, người học cũng phải biết cách quản trị thời gian nghiêm khắc với chính bản thân.

PHI HÙNG - XUÂN MAI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh