Học đại học chỉ còn 3 năm, đáng mừng hay lo?
- Tra cứu Từ điển y khoa
- 19:26 - 12/11/2016
Vui vì rút ngắn thời gian đào tạo
Theo Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thời gian đào tạo bậc đại học đã rút ngắn từ 4 - 6 năm xuống mức ngắn nhất là 3 năm. Thời gian đào tạo cao đẳng thay vì 3 năm, nay là 2 - 3 năm. Bậc cao học trước đây đào tạo 2 năm, nay quy định linh hoạt từ 1 - 2 năm, dù là thạc sĩ định hướng nghiên cứu hay định hướng ứng dụng.
Như vậy, so với trước đây thời gian đào tạo từ cao đẳng, đại học cho tới thạc sỹ đã giảm 1 năm (tùy lựa chọn của các trường). Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, giảm thời gian đào tạo bậc đại học là cách tiệm cận dần khung thời gian đào tạo được nhiều nước áp dụng. Đây là tiến trình về cải cách giáo dục đang được các nước châu Âu thực hiện. Theo đó, thời gian đào tạo bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ lần lượt là 3 năm, 5 năm, 8 năm, tính từ khi học sinh tốt nghiệp THPT.
Đây rõ ràng là tin vui với nhiều sinh viên và gia đình, bởi việc áp dụng đào tạo đại học 3 năm đồng nghĩa với việc sinh viên được ra trường sớm, đi làm sớm và có thu nhập cho bản thân và phụ giúp gia đình. Nhất là việc giảm 1 năm học đồng nghĩa với tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc cho gia đình.
Thanh Tùng, sinh viên năm thứ 2 ĐH Thương Mại cho biết: “Quê em ở Bắc Giang, nếu ra trường sớm 1 năm thì tốt quá, vì sẽ đỡ nhiều khoản tiền ăn học cho gia đình. Chứ một năm ăn học ở Hà Nội là tiêu tốn hàng chục triệu của gia đình. Dù sẽ phải học nhiều hơn, số đơn vị học trình vẫn đảm bảo theo quy định, nhưng nếu được ra trường sớm, em nghĩ sẽ rất nhiều bạn có động lực để cố gắng hoàn thành các môn học”.
Trên thực tế, việc giảm số năm học đại học đã một số trường đại học ở Hà Nội áp dụng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc học vượt chủ yếu là các trường theo hình thức đào tạo tín chỉ, nghĩa là sẽ được hoàn thành trước chương trình học và có thể được cấp bằng sớm hơn một năm so với thông thường. Nhất là hầu hết các sinh viên có học lực khá, giỏi mới hoàn thành sớm để “về đích” sớm từ nửa năm cho đến một năm.
Sắp tới nhiều trường sẽ thực hiện đào tạo đại học rút ngắn xuống còn 3 năm. Ảnh: Q.A
Vẫn còn nhiều băn khoăn
Cho rằng đào tạo đại học ở nước ta trong thời gian qua là khá ôm đồm, nhiều môn học vĩ mô, không thực sự cần thiết đối với sinh viên, PGS Văn Như Cương, Chủ tịch HĐQT Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) chia sẻ, sinh viên đại học bây giờ cũng vất vả để hoàn thành một số môn học được cho là không cần thiết, không tạo hứng thú. Có những môn chỉ cần tham khảo tài liệu, đọc sách là có thể hiểu được không cần phải học ở giảng đường, thi qua môn…
Tuy nhiên, theo PGS Văn Như Cương, giảm ra sao, cắt môn học nào cần phải tính toán kỹ lưỡng. “Giảm thiểu môn học không cần thiết, rút bớt thời gian học cho sinh viên là hết sức cần thiết, song giảm môn nào, thời gian bao lâu lại phải tính toán kỹ dựa trên đặc thù của ngành học. Có những ngành có thể còn 3 năm, nhưng có ngành thì không thể dưới 5 năm. Do đó, các trường cần nghiên cứu để đảm bảo chất lượng đào tạo” - PGS Văn Như Cương chia sẻ.
Dù có lợi cho sinh viên, song nhiều trường đại học cũng khá e dè vì sợ sinh viên ra trường không đảm bảo chất lượng. TS Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho biết, nếu rút hệ đại học xuống còn 3 năm, buộc các giáo viên phải biết lựa chọn chương trình giảng dạy sao cho phù hợp, giáo trình cụ thể, không lan man như trước. Cũng sẽ khó cho các giảng viên vì chương trình, giáo trình đã quá lỗi thời, nên chắt lọc kiến thức để dạy cho sinh viên là việc làm không đơn giản.
Cũng theo TS Khuyến: “Theo tôi, những sinh viên khá, giỏi cần được khuyến khích học vượt để sớm ra trường, học cao hơn nữa. Các sinh viên nên cân nhắc kỹ dựa trên khả năng học tập của mình để quyết định học 3 hay 4 năm. Không có nhu cầu ra trường sớm thì không nên chọn việc học với tốc độ cao vì rất dễ bị đuối và khó theo kịp chương trình”.
Lãnh đạo một số trường đại học chia sẻ, việc áp dụng mô hình đào tạo sinh viên hệ đại học trong 3 năm là hoàn toàn khả thi vì hầu hết các trường hiện nay đang áp dụng đào tạo theo tín chỉ. Nhưng chủ yếu sinh viên khá, giỏi mới đáp ứng được việc rút ngắn còn 3 năm. Theo đó, sắp tới các trường sẽ áp dụng công nghệ thông tin, giáo trình điện tử, đổi mới phương pháp dạy để sinh viên tự học, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Vui vì rút ngắn thời gian đào tạo
Theo Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thời gian đào tạo bậc đại học đã rút ngắn từ 4 - 6 năm xuống mức ngắn nhất là 3 năm. Thời gian đào tạo cao đẳng thay vì 3 năm, nay là 2 - 3 năm. Bậc cao học trước đây đào tạo 2 năm, nay quy định linh hoạt từ 1 - 2 năm, dù là thạc sĩ định hướng nghiên cứu hay định hướng ứng dụng.
Như vậy, so với trước đây thời gian đào tạo từ cao đẳng, đại học cho tới thạc sỹ đã giảm 1 năm (tùy lựa chọn của các trường). Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, giảm thời gian đào tạo bậc đại học là cách tiệm cận dần khung thời gian đào tạo được nhiều nước áp dụng. Đây là tiến trình về cải cách giáo dục đang được các nước châu Âu thực hiện. Theo đó, thời gian đào tạo bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ lần lượt là 3 năm, 5 năm, 8 năm, tính từ khi học sinh tốt nghiệp THPT.
Đây rõ ràng là tin vui với nhiều sinh viên và gia đình, bởi việc áp dụng đào tạo đại học 3 năm đồng nghĩa với việc sinh viên được ra trường sớm, đi làm sớm và có thu nhập cho bản thân và phụ giúp gia đình. Nhất là việc giảm 1 năm học đồng nghĩa với tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc cho gia đình.
Thanh Tùng, sinh viên năm thứ 2 ĐH Thương Mại cho biết: “Quê em ở Bắc Giang, nếu ra trường sớm 1 năm thì tốt quá, vì sẽ đỡ nhiều khoản tiền ăn học cho gia đình. Chứ một năm ăn học ở Hà Nội là tiêu tốn hàng chục triệu của gia đình. Dù sẽ phải học nhiều hơn, số đơn vị học trình vẫn đảm bảo theo quy định, nhưng nếu được ra trường sớm, em nghĩ sẽ rất nhiều bạn có động lực để cố gắng hoàn thành các môn học”.
Trên thực tế, việc giảm số năm học đại học đã một số trường đại học ở Hà Nội áp dụng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc học vượt chủ yếu là các trường theo hình thức đào tạo tín chỉ, nghĩa là sẽ được hoàn thành trước chương trình học và có thể được cấp bằng sớm hơn một năm so với thông thường. Nhất là hầu hết các sinh viên có học lực khá, giỏi mới hoàn thành sớm để “về đích” sớm từ nửa năm cho đến một năm.
Sắp tới nhiều trường sẽ thực hiện đào tạo đại học rút ngắn xuống còn 3 năm. Ảnh: Q.A
Sắp tới nhiều trường sẽ thực hiện đào tạo đại học rút ngắn xuống còn 3 năm. Ảnh: Q.A
Vẫn còn nhiều băn khoăn
Cho rằng đào tạo đại học ở nước ta trong thời gian qua là khá ôm đồm, nhiều môn học vĩ mô, không thực sự cần thiết đối với sinh viên, PGS Văn Như Cương, Chủ tịch HĐQT Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) chia sẻ, sinh viên đại học bây giờ cũng vất vả để hoàn thành một số môn học được cho là không cần thiết, không tạo hứng thú. Có những môn chỉ cần tham khảo tài liệu, đọc sách là có thể hiểu được không cần phải học ở giảng đường, thi qua môn…
Tuy nhiên, theo PGS Văn Như Cương, giảm ra sao, cắt môn học nào cần phải tính toán kỹ lưỡng. “Giảm thiểu môn học không cần thiết, rút bớt thời gian học cho sinh viên là hết sức cần thiết, song giảm môn nào, thời gian bao lâu lại phải tính toán kỹ dựa trên đặc thù của ngành học. Có những ngành có thể còn 3 năm, nhưng có ngành thì không thể dưới 5 năm. Do đó, các trường cần nghiên cứu để đảm bảo chất lượng đào tạo” - PGS Văn Như Cương chia sẻ.
Dù có lợi cho sinh viên, song nhiều trường đại học cũng khá e dè vì sợ sinh viên ra trường không đảm bảo chất lượng. TS Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho biết, nếu rút hệ đại học xuống còn 3 năm, buộc các giáo viên phải biết lựa chọn chương trình giảng dạy sao cho phù hợp, giáo trình cụ thể, không lan man như trước. Cũng sẽ khó cho các giảng viên vì chương trình, giáo trình đã quá lỗi thời, nên chắt lọc kiến thức để dạy cho sinh viên là việc làm không đơn giản.
Cũng theo TS Khuyến: “Theo tôi, những sinh viên khá, giỏi cần được khuyến khích học vượt để sớm ra trường, học cao hơn nữa. Các sinh viên nên cân nhắc kỹ dựa trên khả năng học tập của mình để quyết định học 3 hay 4 năm. Không có nhu cầu ra trường sớm thì không nên chọn việc học với tốc độ cao vì rất dễ bị đuối và khó theo kịp chương trình”.
Lãnh đạo một số trường đại học chia sẻ, việc áp dụng mô hình đào tạo sinh viên hệ đại học trong 3 năm là hoàn toàn khả thi vì hầu hết các trường hiện nay đang áp dụng đào tạo theo tín chỉ. Nhưng chủ yếu sinh viên khá, giỏi mới đáp ứng được việc rút ngắn còn 3 năm. Theo đó, sắp tới các trường sẽ áp dụng công nghệ thông tin, giáo trình điện tử, đổi mới phương pháp dạy để sinh viên tự học, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc