THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:03

“Nhà khoa học nhí” với sáng chế "Đèn giao thông thông minh"

Ngọc Đạt rất thích tìm hiểu đồ điện tử.

Học lớp 12, em Nguyễn Ngọc Đạt (SN 1997, trường THPT Đào Duy Từ, TP Đồng Hới) đã mày mò và sáng chế thành công hệ thống “đèn giao thông thông minh”. Để rồi vượt qua tất cả những sáng chế dự thi KHKT giành cho học sinh THPT tỉnh Quảng Bình và đoạt giải nhất  Điểm đặc biệt, sản phẩm sáng chế kỹ thuật của Đạt tuy đơn giản nhưng lại đem đến nhiều tiện ích cho xã hội.

Nhận thấy việc nhiều người đi đường cố tình vượt đèn đỏ và một số tín hiệu đèn giao thông ở các ngã tư đường không ổn định, Đạt đã nung nấu một ý định sẽ chế một sản phẩm đèn giao thông nhằm hạn chế những tai nạn rủi ro không đáng có. Với quyết tâm của mình, Đạt lên một phương pháp xây dựng và thuyết trình ngay trước lớp học về “Hệ thống giao thông ở nước ta” trong giờ học môn công nghệ và được thầy giáo Hoàng Hà cùng nhiều bạn bè tán thành, ủng hộ.

Sau hơn 1 tuần mày mò, Đạt đã cho “ra lò” hệ thống “đèn giao thông thông minh” với lợi ích là hạn chế tai nạn giao thông cho người đi đường khiến thầy giáo chủ nhiệm bộ môn công nghệ và nhiều bạn ở lớp nể phục.

Sáng chế này của Đạt gồm 7 đèn nằm trên một hệ thống khác với đèn cũ thông dụng như hiện nay. Khi lắp ráp, hệ thống đèn sẽ nhấp nháy liên tục theo một lập trình có sẵn từ các tín hiệu mà xanh – vàng – đỏ giúp người đi đường có thể điều tiết được tốc độ mỗi khi qua các nút giao thông. Trong mỗi cột đèn sẽ được gắn thêm một hệ thống camera cảm biến nhằm chụp lại những hình ảnh người đi đường nếu như cố tình vượt đèn đỏ hay chạy quá tốc độ, việc này giúp CSGT có thể xử lý “nguội” các trường hợp vi phạm mà không thể chối cải.

Theo Đạt, sản phẩm này ngoài tính ưu việt so với hệ thống đèn giao thông cũ như hiện nay thì kỹ thuật thiết kế nó cũng đơn giản và nếu cho ra thị trường thì cũng được bán giá rẻ hơn so với đèn giao thông hiện tại.

Để chứng minh, Đạt lý giải rằng: “Theo em được biết thì hiện các cột đèn giao thông ở Việt Nam đang sử dụng bộ xử lí PLC có giá khoảng 10 triệu đồng, nhưng hệ thống đèn của em sử dụng bộ xử lí IC chỉ có giá 2 triệu. Vậy khi lắp ráp nó sẽ tiêu thụ rất ít điện năng, nếu đưa vào sử dụng sẽ tiết kiệm được nhiều tiền và năng lượng”.

Em đạt giải nhất cuộc thi KHKT giành cho học sinh Trung học phổ thông tỉnh Quảng Bình.

Đạt chia sẻ “Em đi nhiều nơi thấy hệ thống đèn giao thông ở nước ta hoạt động kém hiệu quả, một số đèn phát tín hiệu mập mờ vì vậy mỗi lúc trời nắng người tham gia giao thông không kịp thời xử ký nên vượt ẩu nên thường hay xảy ra tai nạn. Ngoài ra, còn một số đối tượng thường cố tình vượt đèn đỏ mà CSGT không biết để xử lý, nếu đưa sản phẩm của em vào sử dụng thì camera cảm biến sẽ chụp lại cảnh người vi phạm lúc đó giúp cho CSGT xử lý được ổn hơn”.

Nói về sản phẩm cậu học trò “cưng” của mình, thầy giáo Hoàng Hà, chủ nhiệm bộ môn Cộng nghệ của Đạt, tâm sự: “Sản phẩm này này được tôi và các thầy cô trong trường đánh giá rất cao. Nếu sản phẩm này được ứng dụng vào thực tết thì sẽ rất khả quan. Tuy nhiên, để sản phẩm này ra thị trường thì cần phải tính hoán một các kỹ lưỡng hơn về các thông số kĩ thuật và khi đã hoàn thành thì nó sẽ mang lại nhiều tiện ích cho người đi đường”.

Bảo Nam

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh