Chia sẻ các mô hình giảm ô nhiễm rác thải nhựa tại địa phương
- Diễn đàn dân sinh
- 16:30 - 23/09/2022
- Tái chế chai nhựa thành đồ dùng hữu ích
- Hà Nội phân loại rác từ nguồn để tái chế
- Tác động của chất thải nhựa đến sức khoẻ và các khuyến nghị chính sách
- Bella Vũ: “Hãy ngưng tạo quái nhựa, bảo vệ trái đất như chính căn nhà của chúng ta”
- Ra mắt mô hình trưng bày và công bố những bí ẩn phía sau loài Quái nhựa
Mục tiêu của Diễn đàn là nhằm tạo cơ hội cho các đối tác địa bàn chia chia sẻ kinh nghiệm về quá trình đồng thiết kế, xây dựng Kế hoạch hành động chung đồng thời thảo luận việc triển khai các mô hình giảm rác nhựa tại địa phương trong tương lai. Diễn đàn có sự góp mặt của lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân TP. Hội An, Lãnh đạo Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Hội An, Đà Nẵng, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) và đại diện Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ.
Diễn đàn sẽ chia sẻ những kết quả tích cực đã đạt được thông qua việc thực hiên các mô hình trong Dự án trong năm 2. Cũng tại đây, Nền tảng số Nhựa và Sức khoẻ, nền tảng cung cấp những kiến thức khoa học công dân uy tín về nhựa và sức khoẻ đã được công bố. Đây là một trong những thành quả nổi bật trong năm 2 của dự án.
Phần chính của diễn đàn đẫ tập trung chia sẻ 11 mô hình giảm thiểu rác thải nhựa nổi bật tại địa phương bao gồm: Mô hình 54 Ngôi nhà xanh, Mô hình Cửa tiệm hạnh phúc - Tái chế rác thải tạo sinh kế, Mô hình Du lịch xanh được triển khai tại Hội An; Sáng kiến "Huy động Câu lạc bộ Sống xanh tham gia quản lý rác thải tại cộng đồng, trong bối cảnh dịch Covid-19” năm 2021-2022, Mô hình Trường học xanh nói không với rác nhựa được triển khai tại Đà Nẵng; Mô hình Khu phố ẩm thực xanh Tống Duy Tân - ngõ Cấm Chỉ, Mô hình trường học Không rác thải được triển khai tại quận Hoàn Kiếm - Hà Nội; Mô hình thu gom, phân loại và tái chế rác - Mô hình sân chơi tái chế cộng động tại Liên Mạc của Hội phụ nữ Bắc Từ Liêm; Mô hình Phân loại, chuyển hoá rác thải tại chùa Đình Quán được triển khai tại quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Trong quá trình một năm triển khai các mô hình này, mỗi địa phương cũng đạt được những thành tựu nhất định đi kèm với những thách thức phải vượt qua. Để phát huy tối đa những mô hình trong năm tới, các đại biểu được tham quan, chia nhóm để thảo luận về kinh nghiệm tổ chức các mô hình đồng thời chia sẻ về nhu cầu hỗ trợ của địa phương đó.
Có rất nhiều đại biểu bày tỏ ý kiến và mong muốn phát triển các phong trào tại địa phương. Những thách thức trao đổi từ phần thảo luận nhóm cũng đã được trình bày trước toàn Diễn đàn để cùng rút kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp hiệu quả.
Chị Ngô Thị Tuyết Nhung - Chủ tịch Hội Phụ nữ TP. Hội An chia sẻ: "Tôi thấy rằng mô hình nào cũng có ý nghĩa với đời sống, chúng ta nghiên cứu thực hiện thì đã gắn liền với cách sống của người dân tại đó và quá trình phát triển kinh tế của địa phương, nhưng trong đó tôi ấn tượng với mô hình chợ nhất. Chúng tôi cũng đi vận động người dân bỏ túi nilong, tận dụng những túi giấy còn thừa, tái sử dụng túi nhưng dù năm nào cũng làm, nhưng hiệu quả không cao. Vấn đề này thực sự rất khó và đòi hỏi ý thức của người dân trong trách nhiệm với môi trường, không chỉ của mình người bán mà còn từ người mua. Qua đây thì tôi cũng rất mong các dự án, tổ chức về môi trường hỗ trợ cho địa phương, đặc biệt là các mô hình tại chợ. Bước đầu lúc nào cũng có thể gặp khó khăn, nhưng rồi nếu chúng ta cố gắng nỗ lực thì chắc chắn sẽ được”.