THỨ TƯ, NGÀY 11 THÁNG 09 NĂM 2024 03:08

Cha mẹ là tấm gương cho con trẻ trong ứng xử gia đình

Không tôn trọng và bình đẳng, sao có thể yêu thương và chia sẻ?

Các chuyên gia tâm lý, chuyên gia tội phạm học, luật sư đã cùng mổ xẻ, phân tích vụ việc này. Có người cho rằng, nguồn cơn của sự việc là do tư tưởng trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới đã ăn sâu trong tiềm thức nhiều người Việt Nam lớn tuổi, do người mẹ phân chia tài sản không công bằng nên ba cô con gái cảm thấy bất bình mới dẫn đến tranh chấp và cơ sự trên. Có người lại cho rằng, tất cả là vì lòng tham, nếu không tham lam thì ba người con không thể nhẫn tâm tới độ đốt nhà mẹ để đòi quyền thừa kế.

Trao đổi trên báo chí, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM nhận định hành vi của những người con không chỉ vi phạm đạo đức nghiêm trọng, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới sức khỏe, tài sản của người khác và có thể phải đối mặt với các cáo buộc theo quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015.

Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học thì cho rằng, chính sự suy thoái văn hoá, xuống cấp về đạo đức lối sống, mới là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Đó chính là thủ phạm giấu mặt, đứng sau chi phối ý định phạm tội, kế hoạch phạm tội và quyết tâm thực hiện tội phạm của hung thủ.

Được biết, hai trong bốn tiêu chí ứng xử chung về ứng xử trong gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 28/1/2022 vừa qua chính là “tôn trọng và bình đẳng”. Chúng ta thường nhắc nhở nhau rằng các thành viên trong gia đình phải yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ nhau, nhưng ít ai đề cao vai trò của tôn trọng hay bình đẳng; trong khi đó, xã hội ngày càng hiện đại và văn minh thì vai trò của sự tôn trọng và bình đẳng càng trở nên quan trọng. Không có tôn trọng và bình đẳng thì rất khó để yêu thương và chia sẻ cũng như gia đình ấm êm, thuận hòa, hạnh phúc thật sự.

Tuy nhiên, trong câu chuyện đau lòng trên, dù người mẹ đã không công bằng, thiếu bình đẳng trong phân chia tài sản với các con đi chăng nữa thì những người con cũng không nên dùng một hành vi sai trái để đáp trả công ơn dưỡng dục của người mẹ.

Nếu như chúng ta không trông chờ vào việc phân chia tài sản của cha mẹ thì việc cha mẹ cho ai trong số các con, thậm chí là không cho con nào mà đem cho họ hàng hay quyên góp từ thiện như ở các nước phương Tây, chúng ta sẽ không cảm thấy bất công hay phẫn nộ. Lòng không tham sẽ không sân si.

Con cái rồi cũng sẽ trưởng thành và làm cha mẹ, nếu thực sự là người thấu hiểu, thay vì oán hận cha mẹ đã đối xử không công bằng với mình, họ sẽ rút kinh nghiệm từ cha mẹ để đối xử tôn trọng và bình đẳng với các con. Trẻ sẽ yêu thương và kính trọng cha mẹ khi chúng được cha mẹ quan tâm chăm sóc và đối xử công bằng.

Làm cha mẹ, chúng ta ai cũng mong mỏi con cái sẽ hiếu thuận với mình. Để làm được điều này, bản thân cha mẹ phải là những tấm gương.

Làm cha mẹ, chúng ta ai cũng mong mỏi con cái sẽ hiếu thuận với mình. Để làm được điều này, bản thân cha mẹ phải là những tấm gương.

Cha mẹ hiếu thuận với ông bà để làm gương cho trẻ

Làm cha mẹ, chúng ta ai cũng mong mỏi con cái sẽ hiếu thuận với mình. Để làm được điều này, bản thân cha mẹ phải là những tấm gương. Trong cư xử hàng ngày, với ông bà, cô dì chú bác họ hành, cha mẹ phải lễ phép, hiếu thảo, kính trọng để con cháu học theo. Trong cư xử với con cái, cha mẹ phải biết lắng nghe và tôn trọng con, đối xử bình đẳng với các con.

Xã hội Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn trọng chữ hiếu, chữ tình, trẻ em ngay từ bé đã được giáo dục phải biết giúp đỡ, kính trọng ông bà, cha mẹ; phải biết thăm hỏi, động viên, chăm sóc khi ông bà, cha mẹ bị bệnh, lúc già yếu. Điều này không chỉ thuộc phạm trù đạo đức mà còn được ghi rõ trong các văn bản luật và trong Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế, con người ta vì khác biệt lối sống, hoặc vì thiếu hiểu biết, vì cái tôi cá nhân, vì nóng giận, ích kỷ hay có khi chỉ vì hiểu nhầm mà đôi khi có những hành động, lời nói gây tổn thương cho chính những người thân yêu sống cùng mình, thậm chí là gây nên án mạng đau lòng.

Gia đình là nền tảng của xã hội, là nơi hình thành và giáo dục nhân cách sống của trẻ em. Những chuẩn mực về ứng xử trong gia đình không chỉ củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; đồng thời còn giúp ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội, nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc gia đình, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên gia đình trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

Hy vọng, Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình sẽ được tuyên truyền rộng rãi đến được với nhiều gia đình để những ai đang đi “chệch đường ray” có thể “nắn chỉnh” kịp thời.

Con cháu phải biết kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Con cháu phải biết kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo, lễ phép

- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình.

- Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính.

- Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, gặp khó khăn trong cuộc sống.

Empty

Tuấn Minh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh