THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:07

Bố, mẹ cần cùng con hướng nghiệp

 

Ảnh minh họa

Chỉ ra sự khác biệt

Tại buổi tư vấn hướng nghiệp mới đây do ĐH Rmit tổ chức, một số phụ huynh chia sẻ rằng, rất nhiều các em học sinh, không thể xác định được sở trường của mình trong quá trình học tập. Giả thiết là con học môn nào cũng giỏi, giỏi toàn diện, nhưng khi được hỏi là môn nào giỏi nhất thì đây lại là câu hỏi không có lời giải, hoặc con học bình thường tất cả các môn, như vậy khó có thể biết được đâu là sở trường. Tuy nhiên, một số phụ huynh khác lại nhận định: các em học sinh từ lớp 7 đến lớp 9 là đã có thể xác định được sở trường của mình, bởi khi đó, các em đã bắt đầu bộc lộ khả năng thông qua sự vượt trội ở một số môn học - thích cái gì, hay làm những gì… Đây là tư duy thông thường và được nhiều gia đình cũng như giáo viên xác định sở trường của mỗi học sinh.

Bố mẹ hướng nghiệp cho con tức là giúp đỡ con lựa chọn hợp lí ngành nghề. Và bố mẹ chỉ làm tốt được điều này nếu bố mẹ hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của con. Tuy nhiên thực tế không phải bậc phụ huynh nào cũng có thể làm tốt được công việc này. Chuyên gia tư vấn hướng nghiệp Phoenix Hồ (ĐH Rmit) cho biết, hiện nay, các em học sinh đang thiếu những hoạt động thực hành cả ở trong và ngoài trường học, dẫn đến tình trạng các em học sinh chưa được trải nghiệm đầy đủ các ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó, sở trường của một số học sinh lại không nằm trong các môn học được dạy trong trường như vẽ, thiết kế nội thất, thiết kế thời trang, âm nhạc, điện ảnh…

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nhìn nhận và chỉ ra cho các em sự khác biệt giữa môi trường làm việc và môi trường học tập. Để các em thấy được sự chuyển đổi giữa những kiến thức học trong nhà trường sang môi trường làm việc.

Giúp con hiểu rõ bản thân

Ngày nay với những ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông, hướng nghiệp được cho rằng phải thực sự đam mê ngành nào đó thì mới chọn học. Nhưng các em chưa hiểu được đam mê không phải là thứ có thể tìm được bằng cảm tính. Nó chỉ được phát hiện trong cuộc hành trình dài, có rất nhiều trường hợp niềm đam mê chỉ là một phần của cuộc sống, họ làm điều đó chỉ theo sở thích của mình mà không coi đó là sự nghiệp. Vì vậy, nếu ảo tưởng cho rằng mình phải tìm được ngành thực sự yêu thích và rất có khả năng thì mới đi học - coi đó là điều kiện tiên quyết thì đây chỉ là vấn đề bắt đầu chọn ngành, có nhiều sinh viên sau khi chọn ngành học rồi mới thấy mình đã chọn sai ngành nghề.

Khơi gợi niềm đam mê và sở trường cho các em học sinh, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp Phoenix Hồ cho rằng, cần giúp các con bằng cách quan sát con từ lúc còn nhỏ và cho con biết những quan sát cụ thể chi tiết này của mình, đây chính là một định hình có hiệu quả, càng nói nhiều về vấn đề này, con sẽ hiểu càng nhiều về bản thân.

Nên cho con học thêm những môn học yếu ít đi, chỉ cần để cho con đủ vượt qua môn học này, nhưng cần đầu tư nhiều hơn vào những môn con học giỏi. Bởi ai cũng có sở trường, sở đoản, nếu bỏ ra một đơn vị thời gian sức lực vào sở trường thì sự phát triển tính theo thang điểm là 10, nhưng nếu đầu tư cùng một đơn vị thời gian sức lực đó vào sở đoản sự phát triển chỉ là 1. Sự khác biệt lớn nhất là sự tự tin, khi càng học môn mà mình học không tốt, thì sự tự tin ngày càng mất đi. Càng học nhiều môn mình học giỏi sự tự tin càng lớn - như vậy phát huy sở trường càng tốt.

PHƯƠNG MINH - ANH QUANG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh