THỨ BA, NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2024 12:12

5 kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, cha mẹ nên dạy con

Trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, bạo hành dù chúng đang sinh sống trong một khu dân trí cao, trong một gia đình tốt, được đi học ở một trường cũng rất tốt. Các con có thể bị xâm hại trong lúc đi chơi với bạn bè, ở trường học hay trên xe bus đến trường, thậm chí là ngay trong chính phòng của trẻ.

Cách tốt nhất để phòng chống xâm hại, bạo hành cho trẻ em chính là trang bị cho các con kỹ năng tự bảo vệ bản thân để trẻ không trở thành nạn nhân.

1. Dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể

Cha mẹ cần hướng dẫn cho con biết về cơ thể của mình, đặc biệt là vùng kín của trẻ. Bố mẹ nên bắt đầu việc này càng sớm càng tốt, khi trẻ được 3 tuổi cho tới khi trẻ lớn hơn. Với trẻ con nhỏ, bố mẹ dạy con nhớ tên các bộ phận trên cơ thể. Khi trẻ lớn hơn, bố mẹ hướng dẫn trẻ bảo vệ khu vực này cũng như cách vệ sinh cá nhân. Dặn trẻ rằng không ai được phép nhìn hay sờ chạm vào những bộ phận này, ngoại trừ bố mẹ khi tắm cho trẻ và bác sĩ khi khám bệnh với sự có mặt của bố mẹ.

Có 4 vùng riêng tư trên cơ thể không ai được phép đụng chạm vào.

Có 4 vùng riêng tư trên cơ thể không ai được phép đụng chạm vào.

2. Dạy trẻ về ranh giới cá nhân

Hãy dạy cho trẻ biết về ranh giới cá nhân và vùng nhạy cảm trên cơ thể. Và điều quan trọng nhất chính là: không ai được phép chụp ảnh, quay phim hay đụng chạm vào bộ phận sinh dục của trẻ, ngược lại, con cũng không được phép làm điều tương tự như thế với người khác. 

3. Thường xuyên lắng nghe con tâm sự

Cha mẹ hãy thường xuyên hỏi con về các hoạt động hàng ngày. Sự giao tiếp thường xuyên với cha mẹ sẽ khiến trẻ tin tưởng và sẵn lòng nói ra những vấn đề mình gặp phải trong cuộc sống. Nhiều trẻ bị xâm hại hoặc bạo hành không dám nói ra vì sợ bố mẹ trách mắng hoặc nghĩ trẻ không ngoan nên mới bị kẻ xấu làm hại. Trong tất cả mọi trường hợp, nếu trẻ em bị xâm hại thì đó không phải là lỗi của trẻ. Cha mẹ hãy khẳng định với trẻ rằng, khi con kể cho cha mẹ nghe về những chuyện liên quan đến việc con bị đụng chạm vào những bộ phận riêng tư, con sẽ không bao giờ bị trách mách hay trừng phạt. 

4. Dạy trẻ đề cao cảnh giác, ngay cả với những người thân

Kẻ xấu không có khuôn mẫu nhất định, và bất cứ ai cũng có có thể là kẻ xấu, kể cả người thân. Do đó, trẻ cần cảnh giác với những người có hành vi không đứng đắn và không tôn trọng con. Khi thấy họ có biểu hiện bất thường, trẻ cần lên tiếng phản đối và rời khỏi đó ngay lập tức; đồng thời nói với cha mẹ hoặc người mà con tin tưởng nhất.

5. Trẻ nên làm gì khi gặp phải tình huống nguy hiểm?

Sở dĩ trẻ em là đối tượng bị bạo hành và xâm hại là do các em ở vị thế thấp hơn, không có khả năng chống cự và tự bảo vệ bản thân; do đó, cha mẹ cần trang bị cho trẻ những kỹ năng tối thiếu để thoát khỏi tình huống nguy hiểm. Ví dụ, trẻ không nên ở một mình với người lạ, khi bị ai đó đụng chạm vào các bộ phận nhạy cảm, trẻ nên phản đối và rời khỏi đó ngay lập tức. Nếu bị kẻ xấu giữ lại, trẻ cần phát tín hiệu cầu cứu người khác như hét to, kêu cứu hoặc ra ám hiệu kêu cứu, gọi điện thoại cho bố mẹ hoặc công an hay Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ em bị xâm hại tình dục, cha mẹ cần biết:

- Trẻ bị sưng, đau, bầm tím cơ thể, cháy máu ở vùng miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

- Có thể bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Lo lắng và lảng tránh khi cha mẹ hoặc thấy cô hỏi về các vết thương trên cơ thể.

- Trẻ buồn bã, không muốn nói chuyện, tiếp xúc ai.

- Đặc biệt, trẻ sợ hãi một số người hoặc một số tình huống nhất định.

- Dễ cáu gắt, hung hăng không rõ lý do.

- Không tập trung học tập, không có hứng thú tham gia các hoạt động thể thao hoặc tham gia quá mức (để trút giận hoặc che giấu cảm xúc).

- Có thể có các hành vi tự làm đau và tự hai bản thân như cứa tay, thậm chí là tự tử.

Empty

Phương Anh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
UNICEF đánh giá cao về hướng dẫn ưu tiên chăm sóc trẻ em mồ côi do Covid-19 của Việt Nam

UNICEF đánh giá cao về hướng dẫn ưu tiên chăm sóc trẻ em mồ côi do Covid-19 của Việt Nam

Ngày 26-9, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam đã ra thông cáo báo chí cho biết bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam bày tỏ sự đánh giá cao trước việc mới...
3 năm trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh